• Array
      (
          [id] => 263373
          [title] => Tách cà phê giá nửa triệu đồng
          [short] => Ở Mỹ, người tiêu dùng đang tò mò với loại cà phê đặc biệt mới du nhập có giá đắt nhất thế giới - 30 USD một tách nhỏ.
          [details] => Từ Indonesia, trào lưu cà phê Kopi Luwak đang trở thành một hiện tượng tại New York thời gian gần đây. Người Mỹ quan tâm tới cà phê này không chỉ vì mức giá đắt đỏ, mà còn về nguồn gốc thú vị của nó.
      


      Những chú chồn có vai trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất ra loại cà phê đắt đỏ này. Ảnh: france24.com

      Kopi Luwak cũng được làm từ hạt cà phê nhưng phải trải qua một công đoạn chế biến đặc biệt, với sự trợ giúp của những chú chồn. Những người làm cà phê cho biết, đầu tiên họ cho chồn ăn hạt cà phê, sau đó thu hoạch phân của chúng và nhặt ra từng hạt cà phê lẫn trong đống phân đó. Chất axit trong dạ dày của chồn sản xuất ra một loại men khiến hạt cà phê trở nên thơm ngon hơn. Tiếp đến, nhà sản xuất sẽ tiến hành làm sạch và rang cà phê.

      Cà phê chồn Kopi Luwak: "Thơm ngon đến giọt cuối cùng". Ảnh: amusingplanet.com

      Chính vì cách chế biến cầu kỳ như trên, giá một kg cà phê chồn có thể lên đến 440 USD theo hãng tin AP. Một số cửa hàng trực tuyến còn rao bán loại hảo hạng lên tới 600 USD một kg, theo tờ Jarkata Globe. Mỗi năm, chỉ có khoảng 450 kg cà phê chồn được sản xuất trên thế giới, chủ yếu từ Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, mới đây những người đứng đầu nhà thờ Hồi giáo ở Indonesia cho biết, họ có thể sẽ cấm uống loại cà phê này vì nguồn gốc "không sạch sẽ".

      Mặc dù vậy, Tổng thống Indonesia có quan điểm khác về cà phê chồn. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Australia Kevin Rudd hồi tháng 3 vừa rồi, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã tặng ông một hộp cà phê chồn làm quà.

      Ở Mỹ, mỗi tách cà phê chồn có giá khoảng 30 USD. Nhà hàng Lobby Lounge tại khách sạn Intercontinental Hong Kong bán với giá 165 đôla Hong Kong, tương đương 21 USD một cốc. Nhà hàng trong khách sạn Four Seasons của Pháp bán cà phê chồn, một cốc 30 USD.

      Những người đã trải nghiệm loại cà phê này nhận xét Kopi Luwak có vị thơm ngon khác thường, ngọt đắng nhẹ. Nếu thêm từng chút đường một cho đến khi màu cà phê chuyển thành nâu vàng, tách cà phê còn thoang thoảng hương vị socola dịu nhẹ. [thumb] => uploadv2/web/16/16749/news/2021/01/25/09/45/1611539265_artboard-18-copy.png [img] => uploadv2/web/16/16749/news/2021/01/25/09/45/1611539265_artboard-18-copy.png [href] => https://greenhill-creative.vn/tach-ca-phe-gia-nua-trieu-dong-1-2-263373.html [view] => 432 [create_time] => 16:18:04 03-11-2017 [sort] => 0 [cat_id] => || [author] => [province_id] => Array ( ) [cookie_province] => )
    • 432
    • Array
      (
          [id] => 263377
          [title] => Bùng nổ chuỗi cà phê
          [short] => Cạnh tranh khốc liệt, giá mặt bằng đắt đỏ nhưng các chuỗi cà phê ngoại và nội vẫn không ngừng ra đời, gia tăng số lượng cửa hàng để đánh chiếm thị phần.
          [details] => Tại các quán cà phê Coffee Bean & Tea Leaf hay Starbucks, McCafe… ở quận 1, TP HCM, người có thói quen uống cà phê khu vực này luôn trong tình trạng không đủ chỗ ngồi.

      Nhân viên phục vụ một cửa hàng Coffee Bean & Tea Leaf cho biết, lượng khách tại đây luôn ổn định từ khi khai trương đến nay. Đặc biệt, vì nằm ngay vị trí ra vào của trung tâm thương mại nên vào ngày cuối tuần, khách quen thường phải gọi điện đặt chỗ trước.

      Cũng đón khách miệt mài, nhân viên Starbuck tại đường Lê Lợi cho hay, cửa hàng không chỉ tiếp đón khách ngoại quốc mà khách Việt cũng đến rất đông. Nhiều lúc cửa hàng phải tăng công suất phục vụ mới đáp ứng nhu cầu.

      Cũng chính vì lượng khách đến cửa hàng ngày càng đông, việc bành trướng của các hãng cà phê ngoại này ngày càng “thần tốc”.

      Khi mới bắt đầu vào thị trường Việt Nam, The Coffee Bean & Tea Leaf khá vất vả, tuy nhiên, tới nay đơn vị này đã có 13 cửa hàng tại TP HCM và 2 cửa hàng tại Hà Nội. Theo đại diện của hãng, chiến lược trong thời gian tới là mỗi năm mở 3 cửa hàng.

      "Thị trường cà phê ở Việt Nam khá đặc biệt, chỉ cần mở ra là có khách. Chưa có xứ sở nào uống nhiều cà phê như Việt Nam, do đó, đây chính là thời điểm chúng tôi bắt đầu đẩy mạnh mở thêm cửa hàng sau 5 năm có mặt tại Việt Nam", người đại diện của hãng cho hay.

      Nhiều quán cà phê ngoại ở Sài Gòn dù giá khá cao nhưng vẫn hút khách. Ảnh: SB.

      Thuộc dòng cao cấp hơn, và cũng chỉ có mặt từ 2013 nhưng tới nay Starbucks đã có 24 cửa hàng (18 tại TP HCM và 6 tại Hà Nội). Định vị thương hiệu cao cấp tiếp cận nhóm khách hàng ngoại quốc và giới văn phòng có thu nhập cao nên đồ uống của Starbucks luôn có mức giá trong nhóm cao nhất tại Việt Nam, phổ biến từ 85.000 đến trên 100.000 đồng mỗi ly.

      So với giá thuê mặt bằng đang ngày một tăng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các trung tâm như Hà Nội, TP HCM, sự bành trướng của những thương hiệu lớn này rất đáng nể. 

      PJ’s Coffee - thương hiệu cà phê Mỹ vừa đặt chân vào Việt Nam được 4 tháng cho biết, chi phí để đầu tư một cửa hàng tại Việt Nam của họ khoảng 250.000 USD, trong đó giá thuê mặt bằng tại TP HCM gấp 2-3 lần ở New Orleans (Mỹ). Vì vậy, giá thức uống tại cửa hàng cũng đang phổ biến quanh mức 50.000-100.000 đồng một ly.

      Chia sẻ với VnExpress, ông Rick Yvanovich, nhà sáng lập và CEO Công ty TRG International – đơn vị nhượng quyền quản lý hoạt động PJ’s Coffee tại Việt Nam cho biết, ông phải mất gần 3 năm để thuyết phục hãng này chuyển nhượng mô hình chuỗi cà phê. Sở dĩ Việt Nam là điểm đến đầu tiên của thương hiệu là do thị trường nơi đây rất tiềm năng dù cạnh tranh khốc liệt. Sau 4 tháng thăm dò thị trường thì tới nay đơn vị đã mở được cửa hàng thứ 2.

      “Việc New York Dessert Café vừa phải dừng chân ở thị trường Việt Nam có thể do họ ít thay đổi, còn chúng tôi mỗi cửa hàng là một sáng tạo mới và cửa hàng sau sẽ rút kinh nghiệm từ cửa hàng trước. Điển hình là cửa hàng thứ 2 lớn hơn cửa hàng thứ nhất và cửa hàng này sẽ có học viện cà phê để khách hàng có thể trải nghiệm ngay tại đây. Cửa hàng thứ 3 dự tính sẽ có không gian riêng trồng cà phê”, Rick Yvanovich nói và cho biết, trong 5 năm công ty sẽ có 10 cửa hàng ở thị trường Việt Nam và sẽ mở rộng hơn nếu làm ăn thuận lợi.

      Không chỉ các chuỗi cà phê truyền thống, các ông lớn ngành F&B thế giới cũng không bỏ lỡ thời cơ chen chân vào thị trường đồ uống. Cụ thể, McDonald’s sau khi đã có 9 nhà hàng fastfood, đã cho ra đời tiếp hệ thống cà phê McCafé nằm ngay bên trong nhà hàng, hiện cũng khá hút khách vì giá khá mềm. Một ly cà phê truyền thống nơi đây khoảng 30.000 đồng, trong khi các loại như Espresso, Mocha, Cappuchino, Latte, Frappe có giá rẻ nhất là 25.000 đồng, đắt nhất là 80.000 đồng, tùy theo kích cỡ.

      Cũng giống McDonald’s, một loạt nhà hàng bán kèm đồ uống như Tous les Jours, Paris Baguettes, Donkin’ Donut… cũng đang không ngừng mở rộng mảng đồ uống. 

      Không chịu cảnh thị phần dần vào tay các "ông lớn" nước ngoài, một loạt thương hiệu chuỗi đồ uống trong nước đang tăng cường sự hiện diện trên thị trường. Nhưng cạnh tranh sòng phẳng phải kể đến những cái tên nổi bật như: Phúc Long, Trung Nguyên, Saigon Café...

      Chuỗi cà phê thương hiệu Việt cũng đang nỗ lực gia tăng số lượng cửa hàng để cạnh tranh sòng phẳng với các "ông lớn" quốc tế. Ảnh: Phương Đông

      Giới sành và chuộng uống cà phê, trà tại TP HCM sẽ dễ dàng nhận thấy một điều, ở đâu có Starbucks, ở đó không thiếu sự hiện diện của Phúc Long, Trung Nguyên.

      Tại khu vực khách sạn New World, quận 1, nơi Starbucks mở cửa hàng lớn và đầu tiên, Phúc Long có tới 2 cửa hàng bao quanh. Và cũng giống như cửa hàng cà phê đến từ Mỹ, hai quán cà phê này hầu như lúc nào cũng kín chỗ, đông nhất là vào buổi trưa và cuối tuần.

      "Chúng tôi không e dè các thương hiệu cà phê nước ngoài, bởi phân khúc khách hàng của chúng tôi ổn định khi nhắm đến đối tượng chính là người trẻ với chất lượng phục vụ và giá cả hợp lý", đại diện của Phúc Long tự tin.

      Mới góp mặt vào thị trường chuỗi ẩm thực từ tháng 7/2016, nhưng Saigon Café cũng chứng tỏ là một thương hiệu thuần Việt xứng tầm đối thủ với những chuỗi nhượng quyền đồ uống nổi tiếng. Trong vòng chưa đầy nửa năm, thương hiệu này đã khai trương gần 10 cửa hàng với chi phí đầu tư được tiết lộ không dưới 5 tỷ đồng cho mỗi cửa hàng, chưa bao gồm mặt bằng.

      “Tuy vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu đồ uống nổi tiếng của nước ngoài nhưng chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động thì chúng tôi đã bắt đầu có lãi. Hiện doanh thu mỗi cửa hàng trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng một tháng, sau khi trừ tất cả chi phí thì lợi nhuận ước tính dao động khoảng từ 20% đến 25%”, đại diện Saigon Café cho biết.

      Cũng theo vị này, thị trường chuỗi cà phê còn nhiều tiềm năng nhưng để phát triển bền vững thì bắt buộc mỗi thương hiệu phải chọn ra một thế mạnh của riêng mình, đồng thời đảm bảo sự đồng nhất về sản phẩm và dịch vụ giữa các cửa hàng. Phần lớn thành công của thương hiệu này là nhờ lợi thế sở hữu mặt bằng thoáng đãng tại những vị trí đắc địa trong trung tâm thành phố như phố đi bộ, đối diện nhà thờ Đức Bà, góc đường 2 mặt tiền Đồng Khởi – Tôn Đức Thắng…

      Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor, mô hình chuỗi cửa hàng cà phê tại Việt Nam đang đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7% một năm. Trong năm 2015, ước tính cả nước có hơn 26.000 cửa hàng, trong đó số lượng hoạt động theo mô hình chuỗi chỉ chiếm 2% (tương đương khoảng 500 cửa hàng) nhưng dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới về cả số lượng và nâng dần tỉ lệ so với mô hình cửa hàng cà phê độc lập, chuỗi nhượng quyền thương hiệu.

      Báo cáo này cũng đưa ra những nhận định về xu hướng phát triển của mô hình chuỗi nhà hàng, cà phê. Theo đó, trong thời gian tới thì những thiết kế sáng tạo, đề cao tính hòa hợp với thiên nhiên cũng là yếu tố quan trọng quyết định thành công của các chuỗi nhà hàng, cà phê. Ngoài ra, sau khi chiếm lại thị phần từ tay các thương hiệu ngoại thì mô hình này lại tiếp tục cuộc chiến khốc liệt với mô hình ẩm thực mang đi (take away), ki-ốt đường phố áp dụng hình thức phục vụ mới dựa trên thực đơn cũ. [thumb] => uploadv2/web/84/8478/news/2017/11/03/09/23/1509700706_tt.jpg [img] => uploadv2/web/84/8478/news/2017/11/03/09/23/1509700706_tt.jpg [href] => https://greenhill-creative.vn/bung-no-chuoi-ca-phe-1-2-263377.html [view] => 423 [create_time] => 16:12:44 03-11-2017 [sort] => 0 [cat_id] => || [author] => [province_id] => Array ( ) [cookie_province] => )
    • 423

Hiển thị từ31 đến32 trên32 bản ghi - Trang số6 trên6 trang

Lên đầu trang
Gọi ngayGọi ngay
Chat FacebookChat Facebook
Chat ZaloChat Zalo